COVID-19 – KHỦNG HOẢNG KINH TẾ LÀM DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHÓ ĐỨNG VỮNG

Sau đại dịch Covid-19 vừa tạm lắng xuống, nhìn chung các doanh nghiệp nói chung và Việt Nam nói riêng đang có phần chao đảo mạnh. Sự bất ổn định này gây nhiều hệ lụy mà các doanh nghiệp không thể nào lường trước được. Theo giả định, những doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn có thể cầm cự được 3 năm, nhưng điều đang buồn là có những doanh nghiệp đành chịu “buông xuôi” trong 1 tháng.

1. Tiền Mặt Mặc Định “Vua

Trong bối cảnh thực hiện các quy định về giãn cách xã hội hiện nay nhằm phòng chống sự lây lan của dịch bệnh Covid-19, nhiều cá nhân bị cắt giảm đi một phần thu nhập hoặc tệ hơn là phải ngừng công việc lại vì doanh nghiệp cắt giảm triệt để biên chế làm việc, mất đi khả năng chi trả hoàn toàn sức lao động của mỗi người. Khó khăn diễn ra vì thực sự mỗi cá nhân vẫn còn một lượng tiền mặt nhất định để chi tra các khoản phí sinh hoạt.
doanh nghiệp đang phải ứng phó với dịch Covid-19 theo nhiều cách riêng, nhưng cơ bản vẫn là tối thiểu hóa chi phí bằng mọi cách
Doanh nghiệp đang phải ứng phó với dịch Covid-19, cơ bản vẫn là tối thiểu hóa chi phí bằng mọi cách
Mặt khác, các doanh nghiệp kinh doanh hầu như “dặm chân tại chỗ” do không biết khi nào dịch bệnh Covid mới được kiểm soát triệt để. Họ phải đối mặt trong khi lượng tiền mặt dần cạn đi, những tài sản khác như bất động sản đều bị đóng băng hoàn toàn. Nhưng vì sao có sự khác biệt về khả năng tồn tại giữa các doanh nghiệp trong thời dịch như vậy? Câu chuyện về Vietnam Airlines Vietnam Airlines đang trên đà thiếu hụt dòng tiền mặt vì đã lỗ khoảng 2,383 tỉ đồng trong quý vừa qua do hầu như các đường bay giao thương đều tạm ngưng hoạt động. Theo nhận định “Vào đầu năm 2020, Vietnam Airlines có lượng tiền dự trữ khoảng 3.500 tỉ đồng, nhưng đến nay đã cạn kiệt. Dòng tiền của Vietnam Airlines dự kiến sẽ thiếu hụt lũy kế xấp xỉ 15.000 tỉ đồng trong năm 2020” Với tình hình hiện tại bắt buộc Vietnam Airlines phải đơn phương chậm thanh toán một số khoản nợ đến hạn, tăng vay ngắn hạn để giải quyết một số nhu cầu thanh toán khác. Vietnam Airlines đang cần nhà nước giải vây khoản tiền 12,000 tỉ đồng bắt đầu từ tháng tư năm nay. Câu chuyện của Vietnam Airlines đặt ra bài toán nan giải. Liệu khoản tiền mặt tối đa mà doanh nghiệp có thể cầm cự trong bối cảnh này là bao lâu? Trên thực tế, để đo lường câu chuyện này, giới tài chính cũng có một chỉ số thú vị là Days cash on hand (DCOH), có thể hiểu nôm na là số ngày mà doanh nghiệp có thể “cầm cự” với lượng tiền mặt hiện hữu, để chi trả cho các khoản chi phí của mình.
Câu chuyện vê Vietnam Airlines
Câu chuyện vê Vietnam Airlines
Ông Phan Lê Thành Long, Giám đốc AFA Research & Education (đơn vị nghiên cứu, đào tạo lĩnh vực tài chính, kế toán – kiểm toán) đưa ra bảng thử nghiệm cho nhóm doanh nghiệp niêm yết trong VN30 (nhóm cổ phiếu có mức vốn hóa lớn trên thị trường) trừ các tổ chức ngân hàng, bảo hiểm vì cấu trúc tài chính khác biệt hoàn toàn, với số liệu được tính đến cuối năm 2019 (vì chưa có báo cáo quí 1-2020). “Phần lớn doanh nghiệp trong VN30 có khả năng thanh toán khá tốt”, ông Long nhận định chung. Tuy nhiên, trong bảng thống kê nêu trên cũng có nhiều yếu tố khá thú vị. Chẳng hạn, khả năng “cầm cự” của Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas) có thể lên tới 1.235 ngày nhờ khoản tiền mặt dồi dào của mình. Trong khi đó, các doanh nghiệp có mã cổ phiếu có tiếng, như Thế Giới Di Động hay PNJ, thì khả năng duy trì dưới 6 tháng.
Chỉ số "sống sót" của doanh nghiệp
Chỉ số “sống sót” của doanh nghiệp
Trong bảng tính thử nêu trên, tác giả Phan Lê Thành Long cũng chỉ tính toán dựa vào phần chi phí vận hành mà bỏ qua chi phí tài chính và đầu tư, nên sẽ có những trường hợp con số duy trì ở mức rất cao như Novaland (1.776 ngày) hay REE (1.489 ngày). Lý do vì giả định trong khủng hoảng thì các doanh nghiệp được hỗ trợ tài chính từ các chủ nợ, và tiến hành cắt giảm hoặc trì hoãn hết các khoản đầu tư. Trên thực tế, ngành ngân hàng cũng đã có Thông tư 01 có hiệu lực từ ngày 13-3, cho phép các ngân hàng thương mại chủ động cơ cấu lại các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp. Mới đây, lĩnh vực tài chính (bao gồm cả tổ chức tín dụng và bất động sản) cũng được đưa vào nhóm được giãn, hoãn việc nộp thuế và tiền thuê đất.

2. Dòng Tiền Mặt Cạn Kiệt – Doanh Nghiệp Đang Giữ Thế “Ngàn Cân Treo Sợi Tóc”

Lượng tiền mặt được duy trì bao lâu còn phụ thuộc vào tình hình thực tế doanh nghiệp như chiến lược tài chính, chiến lược tăng trưởng và đặc thù ngành nghề.
  • Chẳng hạn, nhóm dầu khí thì có thói quen dự trữ tiền mặt nhiều, ít đầu tư nên không ngạc nhiên khi số ngày quá lớn. Hay một ví dụ khác điển hình là trong cùng lĩnh vực xây dựng, cấu trúc tài chính của Công ty CP Xây dựng Coteccons và Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình cũng có sự khác biệt lớn.
  • Thế Giới Di Động dù đã tích cực cắt giảm chi phí vận hành nhưng “ông lớn” trong ngành bán lẻ cũng đã gửi công văn đến các đối tác cho thuê mặt bằng. Công ty sở hữu hơn 3.000 cửa hàng trên cả nước mong muốn “giảm 50% giá thuê trong 12 tháng và miễn chi phí thuê mặt bằng của các cửa hàng trong thời gian phải đóng cửa tạm ngưng kinh doanh theo yêu cầu bắt buộc của cơ quan Nhà nước”.
  • Tập đoàn Hòa Phát tính cuối năm 2019 chỉ số “sống sót” là 328 ngày nhưng cuối 2018 là trên 1.000 ngày, do khoản đầu tư cho dự án Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất.
 Lợi thế sở hữu 3.000 cửa hàng rộng khắp cả nước nay trở thành gánh nặng
Lợi thế sở hữu 3.000 cửa hàng rộng khắp cả nước nay trở thành gánh nặng
Hiện nay các doanh nghiệp đang cố gồng mình và tìm cách xoay sở đa chiều cho lượng tiền mặt còn tồn lại. Mỗi doanh nghiệp đều có cách ứng phó riêng như tiêu chí hàng đầu là cắt giảm triệt để chi phí không cần thiết bằng mọi cách. Theo chia sẻ của ông Phan Lê Thành Long: “Trong trường hợp tiêu hết lượng tiền có sẵn, các ông chủ doanh nghiệp sẽ lại tiếp tục đi vay ngân hàng hay huy động thêm vốn, hoặc thậm chí giảm giá bán để tăng thu tiền về, hệ quả là tỷ suất lợi nhuận cũng sẽ giảm theo”. Tuy nhiên, mọi thứ đều có tính hai mặt của nó. Giữ lượng tiền mặt lớn đồng nghĩa với việc không thể chuyển hóa thành các tài sản có mức sinh lời cao hơn, nhưng trong bối cảnh khủng hoảng không có nguồn thu, tiền mặt nghiễm nhiên trở thành “vua”.

3. Chỉ Số Sống Sót Của Doanh Nghiệp

Về cơ bản, chỉ số này chỉ đơn thuần lấy lượng tiền sở hữu (tiền và tương đương tiền, tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn, hay và những tài sản có thể quy đổi ngay thành tiền mặt), chia cho các chi phí đầu vào (như chi phí bán hàng, chi phí bảo hiểm tiền tệ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, giá vốn hàng bán, và nhiều loại chi phí khác có thể), sau đó nhân với 365 ngày để ra số ngày có thể “cầm cự”. Để đánh giá tình hình cụ thể của một doanh nghiệp tất nhiên sẽ phải dùng nhiều con số hơn, hoặc ít nhất cũng phải so sánh chỉ số “sống sót” qua nhiều mốc thời gian khác nhau. Với thời buổi kinh tế thực sự khó khăn, mặc định lượng tiền mặt tồn tại sẽ giải quyết hàng loạt các vấn đề nan giải. Vì thế, không chỉ nhà nước nói chung mà các doanh nghiệp phải tiếp tục xoay chuyển chiến lược kinh doanh để tồn tại và phát triển bền vững.

Bài viết liên quan: